Nhổ răng khôn
BẠN NÊN BIẾT VỀ NHỔ RĂNG KHÔN
Răng khôn là gì?
✔ Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trên cung hàm, bắt đầu mọc từ độ tuổi 18-25. Răng khôn thường gây ra nhiều biến chứng bởi khi nó mọc thì các phần niêm mạc và mô mềm cũng như xương hàm của chúng ta đã cứng. Do đó thường xảy ra các tình trạng mọc xiên, mọc ngầm, mọc lệch. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm lợi trùm răng khôn, bệnh viêm nha chu, răng mọc chen chúc gây sâu răng và viêm mô tế bào.
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì?
✔ Do vị trí mọc và hình thể răng khôn khác với các răng bình thường nên việc nhổ cũng khó khăn hơn. Đây chính là lý do mà nhiều người sợ hãi và lo lắng sẽ ảnh hưởng khi nhổ răng khôn. Một số người thà chịu đau đớn chứ không chịu đến nha khoa để nhổ. Nhưng các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, vì thực tế nhổ răng khôn không gây ra ảnh hưởng gì xấu cả.
✔ Về yếu tố dây thần kinh: Thường răng khôn hay mọc sát dây thần kinh như dây thần kinh hàm trên, hàm dưới, dây thần kinh mắt… Chính vì thế, nhiều bạn lo sợ nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh. Thực tế, nhiều trường hợp sau khi nhổ răng khôn sẽ thấy tê ran nơi đầu lưỡi hoặc má, môi. Đây chính là sự ảnh hưởng của dây thần kinh khi nhổ răng nhưng ở mức độ cực nhẹ. Vì vậy, không gây ảnh hưởng gì lớn và sẽ hết sau vài ngày.
✔ Về yếu tố răng kế cận: Là răng ăn nhai chính, răng số 7 kế bên răng khôn và thường chịu tác động trực tiếp nếu răng khôn có vấn đề. Cũng vì vậy, nhiều người lo lắng nhổ răng khôn có ảnh hưởng tới răng số 7 hay không. Thế nhưng các bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng gì hết. Ngược lại sẽ giúp bảo vệ răng số 7 nếu răng khôn có vấn đề.
Những trường hợp không nên nhổ răng khôn
✔ Bên cạnh những trường hợp nên nhổ răng khôn thì cũng có một số trường hợp ngược lại, cụ thể như:
- Răng khôn mọc thẳng và không gây ảnh hưởng tới các răng kế cận.
- Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp - Người mắc bệnh máu khó đông
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Người mắc bệnh về thần kinh
ZaVa thông tin quy trình nhổ răng khôn để bạn có thể tham khảo. Nhổ răng khôn là thủ thuật không quá phức tạp và thông thường được thực hiện theo các bước như dưới đây:
✔ Thăm khám và tư vấn
Đây là bước quan trọng trước khi tiến hành nhổ răng khôn. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh. Đồng thời, chụp X quang để xác định tình trạng răng khôn, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh…
✔ Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bác sĩ tiến hành sát khuẩn vùng răng cần nhổ và đồng thời gây tê tại vị trí răng để tránh tình trạng đau nhức trong quá trình nhổ. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm lung lay chân răng. Việc này giúp nhổ răng khôn mọc lệch dễ dàng và lấy răng ra khỏi ổ răng. Nhổ răng khôn sẽ được tiến hành theo từng phần của chiếc răng bằng các thiết bị hiện đại. Những thiết bị nhổ răng này chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi sẽ không làm tổn thương tới các mô mềm.
✔ Cầm máu và hẹn lịch tái khám
Nhổ răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho nướu răng. Đồng thời, dặn dò bệnh nhân cắn chặt bông để cầm máu. Như vậy là kết thúc quá trình nhổ răng khôn. Khoảng 1 tuần sau bệnh nhân sẽ quay lại tái khám và cắt chỉ để kiểm tra tình trạng vết thương sau khi nhổ răng.
ZaVa cũng khuyên bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, nhằm tránh việc xuất hiện các biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Cả trước và sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu thực hiện sai hoặc không thực hiện theo chỉ dẫn có thể khiến xuất hiện những biến chứng không mong muốn.