Viêm nha chu

VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?

Viêm nha chu là tình trạng tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu răng, xương ổ răng, dây chằng (dây chằng nha chu), gai nướu (phần nhô ra của nha chu nằm phía dưới các răng) bị nhiễm trùng. Tình trạng này nặng hơn có thể gây suy yếu hoặc dẫn đến mất răng, thậm chí còn có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ hoặc dẫn đến các bệnh lý khác.

 

 

TRIỆU CHỨNG VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?

 

Các triệu chứng dưới đây giúp mau chóng phát hiện ra viêm nha chu, nhằm có sự chuẩn bị và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh diễn ra lâu dài có hại cho sức khoẻ răng miệng. 

✔ Nướu răng từ màu hồng chuyển sang màu đỏ sẫm, sưng hoặc căng phồng.

✔ Nướu răng mềm, không ôm sát lấy răng, xuất hiện khoảng trống lớn hơn 3mm giữa nướu và răng.

✔ Tụt nướu lộ phần chân răng.

✔ Chảy máu hoặc mủ ở chân răng.

✔ Nướu, răng đau nhức, ê buốt.

✔ Hơi thở có mùi.

✔ Răng lung lay.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên cần đến ngay nha khoa để thăm khám và điều trị, trước khi tình trạng nặng hơn có thể gây biến chứng rụng răng, hàng loạt răng hoặc thậm chí toàn bộ răng.


HẬU QUẢ DO VIÊM NHA CHU GÂY RA

 

Khi nướu dần có biểu hiện tách xa khỏi răng, lộ rõ chân răng, hình thành các khe hở vôi răng sẽ phát triển và mở rộng vào các khe hở này kéo theo vi khuẩn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng này lâu dài sẽ phá vỡ dần các cấu trúc xương và mô giữ cho răng đứng vững. Xương, nướu, dây chằng nha chu cố định răng sẽ bị tiêu hủy, răng trở nên lung lay cần phải được nhổ bỏ hoặc tự rớt ra.  

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã cho thấy nhóm vi khuẩn này có thể xâm nhập vào máu người bệnh thông qua mô nướu, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể dẫn đến một số bệnh như hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.

Như vậy, viêm nha chu không chỉ đơn giản gây đau nhức, làm cho hơi thở có mùi khó chịu hay tụt nướu mất thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến biến chứng rụng răng, hàng loạt răng hoặc thậm chí toàn bộ răng.


 

CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM NHA CHU

 

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh viêm nha chu đến các Trung Tâm Nha Khoa ZaVa tại các chi nhánh thường là các đối tượng sau:

✔ Bệnh nhân chăm sóc răng miệng kém;

✔ Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá;

✔ Người lớn tuổi;

✔ Béo phì;

✔ Đái tháo đường;

✔ Người thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin C;

✔ Thay đổi nội tiết tố do mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh;

✔ Uống nhiều rượu bia;

✔ Do di truyền từ gia đình;

✔ Do tác dụng phụ của thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu;

✔ Người bị bệnh bạch cầu, HIV/AIDS, điều trị ung thư khiến hệ thống miễn dịch suy giảm;

✔ Bệnh nhân làm răng sứ không đúng kỹ thuật;

✔ Bệnh nhân nghiến răng;

✔ Bệnh nhân chỉnh nha sai cách;

✔ Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn bẩm sinh, chỉ cắn được 1 vùng, cắn hở phần còn lại.

Để phòng ngừa bệnh viêm nha chu, bạn nên có thói quen lành mạnh, tránh các thói quen như đã nêu trên, nếu phát hiện các dấu hiệu và đang có thói quen xấu, bạn nên đến trung tâm nha khoa gần nhất để được các nha sĩ kiểm tra phát hiện kịp thời.


 

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NHA CHU

 

Viêm nha chu ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cách cạo sạch vôi và đánh bóng răng để loại bỏ vi khuẩn, đồng thời bệnh nhân cần tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi tình trạng răng miệng. 

Khi các túi nha chu hình thành, vi khuẩn có thể từ túi nha chu tấn công tủy răng gây viêm tủy, khi đó bác sĩ sẽ lấy tủy để giữ răng.

Giai đoạn nặng hơn không thể giữ được răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ và loại bỏ sạch phần răng bị nhiễm trùng. Tiếp theo đó, tùy nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân, sẽ phục hình răng đã mất bằng cấy ghép implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần phối hợp duy trì chăm sóc răng miệng đúng cách và hạn chế các tác động bất lợi lên mô nha chu, ví dụ: hút thuốc lá, uống rượu,…


 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NHA CHU

 

 

Nguyên nhân chính gây nên viêm nha chu thường do vệ sinh răng miệng kém. Để phòng ngừa tốt bệnh viêm nha chu cần lưu ý:

✔ Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chải răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm, mảnh nhẹ nhàng xoay tròn và chải theo chiều dọc, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính vào các kẽ răng. 

✔ Tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần

Đều đặn 3 – 6 tháng/lần, bạn hãy đến gặp nha sĩ để tái khám, cạo vôi răng định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng viêm nha chu nếu có, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

✔ Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt

✔ Mang máng chống nghiến với bệnh nhân mắc bệnh nghiến răng