Trám Răng Thẩm Mỹ

TRÁM RĂNG LÀ GÌ?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa nhằm khôi phục lại những khoảng trống hoặc khiếm khuyết của răng trở lại hình dáng ban đầu. Đồng thời, phương pháp này không chỉ giúp phục hồi mô răng mà còn đảm bào tính thẩm mỹ hình thể cũng như màu sắc mà không gây ảnh hưởng cấu trúc răng

Những trường hợp nào nên trám răng?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trám răng thường áp dụng các trường hợp răng dưới đây:

- Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.

- Răng bị mòn do lực nhai, do chải răng sai cách hay do sự bào mòn của acid.

- Răng bị phá hủy mô răng do sâu răng, viêm tủy…

- Răng có hình dáng không hoàn hảo như ngắn, méo, quá nhỏ…

CÁC LOẠI VẬT LIỆU TRÁM HIỆN NAY?

Hiện nay, trám răng sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy theo điều kiện bệnh nhân sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Trong đó, có thể kể đến các loại vật liệu trám răng phổ biến như:

- Trám răng bằng vật liệu Composite

Composite là loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều tính năng ưu việt. Đây đang là loại vật liệu  tổng hợp được nhiều người lựa chọn vì có độ bền, độ nén chịu lực và tính thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật.

- Trám răng bằng Amalgam

Amalgam là loại vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như thủy ngân, kẽm, bạc, đồng… Loại vật liệu này dễ sử dụng, khả năng chịu lực tốt nên thường dùng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc dùng để trám các răng có chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của vật liệu Amalgam không cao. Do đó, vật liệu này thường được dùng để trám các răng ở vị trí khuất tầm nhìn. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện. Vì vậy, khả năng cảm biến mùi vị thức ăn sẽ bị giảm.

- Trám răng bằng sứ inlay/onlay

Inlay/Onlay là loại vật liệu bằng chất liệu sứ có tính  thẩm mỹ cao, màu sắc trong suốt và độ cứng chắc như bọc răng sứ  nên thường áp dụng cho những răng sâu lớn.

 

TRÁM RĂNG DÙNG ĐƯỢC TRONG BAO LÂU?

 

Theo bác Sĩ Nha Khoa ZaVa, trám răng tồn tại được bao lâu tùy thuộc rất lớn vào việc chăm sóc và bảo vệ răng sau khi trám của chính bản thân bệnh nhân. Để duy trì chất lượng lâu dài cho miếng trám, bạn nên thực hiện những điều sau:

Không dùng răng cắn trực tiếp những vật cứng.

Tránh sử dụng các loại thức ăn quá cứng, quá dai.

Tránh va đập gây tổn thương răng.

Tránh những chất uống có màu như cà phê, thuốc lá, trà, nước ngọt có gas… vừa gây hỏng men răng vừa gây xỉn màu răng.

Nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi các môn thể thao hoạt động mạnh hay khi bạn có tật nghiến răng khi ngủ.

Tránh sử dụng thức ăn có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ gây nhạy cảm cho răng.

Ngoài việc chăm sóc của bản thân thì trung tâm nha khoa thực hiện cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của phục hình. Bác sĩ trám răng cần có tay nghề cao, trám răng đúng kỹ thuật và nhận được sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại…thì vết trám sẽ được tạo hình thẩm mỹ và liên kết bền vững lâu dài với các mô răng tự nhiên.

QUY TRÌNH TRÁM RĂNG

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ răng bị tổn thương. Nếu cần thiết sẽ phải chụp x-quang để tủy răng có bị tổn thương tới tủy hay không. Từ đó mới có thể tư vấn phương pháp điều trị cụ thể với bệnh nhân.

 Bước 2: Sát trùng và vệ sinh răng miệng

Đây là bước cực kỷ quan trọng trong điều trị sâu răng, để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và tiến hành sát trùng vị trí răng cần trám.

Bước 3: Làm sạch mô răng bị hư hại

Trước khi bắt đầu trám răng, bác sĩ cần phải làm sạch những mô răng bị hư hại để ngăn chặn vi khuẩn xâm hại.

Bước 4: Cách ly khu vực cần trám

Răng cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bằng đê dụng cụ chuyên dùng. Đây là thao tác rất quan trọng để ngăn chất liệu trám tiếp xúc với nước bọt sẽ cản trở các cơ chế liên kết, không đạt hiệu quả bám dính, dễ bong sút khi ăn nhai.

Bước 5: Tiến hành trám răng

Bác sĩ sẽ tạo một xoang trám thích hợp để đưa chất liệu trám vào, làm đầy những phần mô răng bị khuyết đã được nạo bỏ. Vật liệu trám dưới tác động của đèn chiếu quang trùng hợp sẽ dần đông cứng lại, bám chắc vào răng thật.

Bước 6: Điều chỉnh miếng trám

Sau khi thực hiện trám bít, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại miếng trámvà đánh bóng bề mặt răng.

Cuối cùng, kiểm tra khớp cắn nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên, không bị cộm cấn khó chịu.